Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam tại trường Đại học Tổng hợp Shevchenko – Kiev (20/11/2015)
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/2015) lần đầu tiên được diễn ra tại trường Đại học Tổng hợp Shevchenko – Đại học Quốc gia Kiev do các thầy cô tổ bộ môn tiếng Việt đảm nhiệm. Buổi gặp mặt diễn ra thật ấm cúng, thân thiện và tràn đầy cảm xúc.
Tới dự buổi gặp mặt có ông Nguyễn Phan Hồng HảiTham tán, người thứ Hai Đại sứ quán Việt Nam tại Kiev Ukraina cùng nhân viên Đại sứ quán; Ngài Skrilnhik X. V - Phó hiệu trưởng viện Ngôn ngữ, phụ trách đối ngoại; Thầy Trưởng khoa ngôn ngữ Hàn - NhậtTrung Bondarenko I.P; Nhà thơ Đ Thị Hoa Lý và Chủ biên báo Người xứ Nghệ Kiev Hồ Sỹ Trúc cùng các thầy cô giáo và các em sinh viên theo học tiếng Việt tại trường.
Tại buổi Lễ - thay mặt Đại sứ quán, ông Nguyễn Phan Hồng Hải nhiệt liệt chúc mừng các thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Ông cũng mong mỏi và chia sẻ sự quan tâm của Đại sứ quán đ mối quan hệ hợp tác hữu nghị Việt NamUkraina ngày càng phát triển trong đó có hợp tác về giáo dục.
Về phía nhà trường, thầy trưởng khoa ngôn ngữ Hàn - NhậtTrung B.I. Petrovich thể hiện niềm vui được hiểu về ngày lễ tri ân nghề Nhà giáo Việt Nam. Thầy bày tỏ niềm khâm phục các giáo viên, các em sinh viên trong quá trình chinh phục ngôn ngữ phương Đôngngôn ngữ mới mẻ và không dễ dàng đối với người Ukraina.
Thay mặt giáo viên tổ bộ môn tiếng Việt cô Hà Thị Vân Anh rất xúc động trong ngày Nhà giáo Việt Nam; lòng biết ơn tới nhà trường, tới các tổ chức và cá nhân có sự quan tâm tới việc truyền bá ngôn ngữ Việt. Cám ơn các em sinh viên đã nỗ lực học tập trong điều kiện thiếu thốn về tư liệu. Chúc các thầy cô và các em, các vị khách quý sức khỏe thành đạt trong cuộc sống.
Thay mặt báo người xứ Nghệ Kiev, nhà thơ Đ Thị Hoa Lý tặng hoa chia sẻ niềm vui được tham dự ngày vui cùng các thầy cô. Nhân dịp này, một số tác phẩm văn học Việt Nam như Truyện Kiều, Nhật ký Đặng Thùy Trâm (bản dịch tiếng Nga của nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng), Ca daoTục ngữ Việt Nam… đã được nhà thơ kính tặng Trung tâm với hy vọng đóng góp vào thư viện vốn đang rất thiếu thốn và mong mỏi một ngày không xa, các tác phẩm văn học Việt Nam sẽ được dịch ra tiếng Ukraina.
Bộ môn tiếng Việt của trường Đại học Tổng hợp Shevchenko mới được thành lập và chính thức đi vào giảng dạy từ tháng 9/2012 theo tinh thần Biên bản ghi nhớ giữa hai Nhà nước Việt NamUkraina. Mặc dù rất mới mẻ nhưng đã có những thành tựu đáng kể: các thầy cô và trò đều nỗ lực học và dạy, vượt qua rất nhiều muôn vàn khó khăn ban đầu. Năm nay sẽ có lứa sinh viên đầu tiên tốt nghiệp, các em sẽ trở thành những người tiếp tục đi gieo mầm tiếng Việt, những Nhà Việt Nam học tương lai.
Những bó hoa tươi thắm, những bài hát, những vần thơ được các em trình bày bằng tiếng Việt, trong trang phục Việt Nam cùng với phong cách Việt đã đem đến niềm xúc động vô bờ bến cho các thầy cô tổ bộ môn tiếng Việt và người nghe. Chỉ với hơn 2 tháng học tiếng ca khúc Bụi phấn Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào, rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào vương trên tóc thầy…” đã được các em sinh viên năm thứ Nhất trình bày rất thành công.
“Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre…”
“Tiếng Việt” – được các em năm thứ Tư thể hiện bằng tất cả sự cố gắng. Nhà văn – dịch giả Vũ Tuấn Hoàng chia sẻ “Các em có thể học thuộc lòng và đọc tốt bài thơ Tiếng Việt. Nhưng để các em hiểu được “con nghé trên lưng bùn ướt đẫm, gió thổi giữa cau tre” hoặc “Đá cheo leo trâu trèo trâu trượt” quả thực vô cùng nan giải. Chúng tôi phải mượn hình ảnh từ Internet để giải thích cho các em mặc dù vậy các em cũng mới hiểu rất mơ hồ…”
Các em sinh viên năm thứ Hai đã đem đến hình ảnh và giai điệu mượt mà của vùng quan họ “Yêu nhau cởi áo cho nhau…” và các em sinh viên năm thứ Ba đã gửi tới thầy cô những lời chúc mừng nồng nhiệt, thân thương, niềm tri ân sâu sắc nhất. “Cám ơn các thầy cô đã mở cho chúng em cánh cửa huyền bí và vô cùng thú vị của nền văn hóa phương Đông”
Trò chuyện với chúng tôi, em Xônhia – sinh viên năm thứ Tư chia sẻ “Em đã sang thực tập 5 tháng ở Việt Nam tại trường Đại học KHXH&NV – Đại học Quốc gia Hà Nội. Em nhớ nhất là các món ăn Việt Nam. Em học cách chế biến và thường tự nấu các món ăn: làm nem, nấu phở gà… Em rất yêu Việt Nam và mong muốn sau khi tốt nghiệp có thể sang Việt Nam làm việc”. Em Anghenlina cũng đang học năm thứ Tư hào hứng kể “Em rất thích Việt Nam. Khi sang đó thực tập 5 tháng, em hay lượn xe máy vòng quanh Hồ Tây, yêu phong cảnh Hà Nội, yêu mến người Việt Nam. Nếu có dịp trở lại, em sẽ đi du lịch SaPa, thành phố Hồ Chí Minh và thăm địa đạo Củ Chi”. Trong vai trò MC chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam - em Nashtia rất giỏi tiếng Việt. Em thể hiện ngôn ngữ Việt Nam khá nhuần nhuyễn và rất mong muốn có dịp trở lại Việt Nam…
Một điều đặc biệt – tất cả những lời phát biểu của các thầy cô và các vị khách đều được Tiến sĩ Ngữ văn, nhà Việt Nam học Victoria Musiychuk dịch rất nhanh và lưu loát. Với 7 năm sinh sống và học tập tại Việt Nam – cô là nhà Việt Nam học đầu tiên của Ukraina – người bắc nhịp cầu hợp tác giáo dục và văn hóa hữu nghị giữa hai dân tộc – người yêu Việt Nam bằng tất cả tấm lòng và niềm say mê nghiên cứu, niềm khát khao cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và phát triển bộ môn tiếng Việt, Trung tâm Việt Nam học.
“Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi, có mặt biển xanh xa tít chân trời. Nghe sóng vỗ dạt dào biển cả, vút phi lao gió thổi trên bờ. Buồm vươn cánh vượt sóng ra ngoài khơi, trong nắng hồng bừng lên sáng ngời…”. Vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam đang hiện lên qua giọng hát trữ tình của ca sĩ Trọng Tấn giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam mến khách. Vẻ đẹp tuyệt vời đó đang được các thầy cô – những sứ giả văn hóa truyền tới bạn bè thế giới và cụ thể là các sinh viên Ukraina trong sứ mệnh quan trọng này.

                    Kiev 20/11/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét